Nhóm Nghiên-Cứu Tiêu Chuẩn Tiếng Việt
và
Bộ Chữ Việt Nam 8-bit VISCII
Nhóm Nghiên-Cứu Tiêu-Chuẩn Tiếng Việt (Vietnamese
Standardization
Group, gọi tắt là
Viet-Std Group) là một tổ chức vô vụ lợi ra đời vào mùa thu năm 1989 với
mục đích nghiên cứu và cổ võ một tiêu chuẩn thống nhất cho bộ chữ Việt và đóng
góp ý kiến chuyên môn về chữ Việt Nam cho các Viện Định Chuẩn Tin Học và các
công ty điện toán quốc tế. Thành viên của nhóm bao gồm chuyên viên về nhiều
lãnh vực khác nhau, hiện sống rải rác khắp nơi trên thế giới và cộng tác với
nhau qua các mạng lưới thông tin điện toán và các cuộc họp mặt bất thường.
Trong thời gian qua nhóm đã đạt được hai thành công quan trọng nhất là
Cả hai tiêu chuẩn VISCII và VIQR đã được nhóm vô vụ lợi TriChlor Software trắc
nghiệm thành công trong các môi trường Unix, X-Windows, DOS, MS-Windows 3.1.
Với bộ chữ VISCII, người dùng có thể chạy với hầu hết các nhu liệu hiện hữu,
từ programming, computing, đến word processing mà không cần phải mua một nhu
liệu đặc biệt nào. Nhóm TriChlor và thân hữu đã thiết kế hoặc biến đổi rất
nhiều nhu liệu công cộng để vận hành với VISCII: editors, keyboard drivers,
xterms, software development tools, fonts, applications, ...
Tất cả nhu liệu này đều được phổ biến miễn phí cho công chúng.
Tài liệu về tiêu chuẩn VISCII và VIQR cũng như danh sách nhu liệu công cộng
đã được nhóm Viet-Std đúc kết trong một tạp chí xuất bản vào tháng 9 năm 1992.
Tạp chí và nhu liệu có thể lấy miễn phí bằng anonymous ftp ở directory tin/VN
trên máy điện toán Sonygate.Sony.COM (1).
Hoặc có thể liên lạc với
2) TriChlor Software
(1) thiết kế bộ chữ Việt Nam 8-bit và
Bộ chữ Việt Nam có tất cả 186 mẫu tự vừa thường vừa hoa theo kiến trúc rời,
trong số này chỉ có 52 mẫu tự đã có sẵn trong bộ chữ Hoa Kỳ ASCII. Một bộ mã
8-bit có tất cả 256 mã tự và việc duy trì toàn bộ 128 chữ ASCII là điều kiện
tốt nhất để cho bộ chữ có thể hội nhập một cách tự nhiên vào các môi trường
cương liệu và nhu liệu hiện hữu (integrate into existing hardware/software
environments). Nhưng làm như vậy thì chỉ còn có 128 chỗ trống không đủ để mã
hóa 134 mẫu tự Việt còn lại. Qua quá trình nghiên cứu và trắc nghiệm, nhóm
Viet-Std đã chứng tỏ rằng việc hội nhập vào các môi trường hiện hữu vẫn có thể
đạt được nếu bộ chữ Việt 8-bit duy trì tất cả các ký tự hình (graphic
character) và các mã tự điều khiển của khiển hệ (operating system) của bộ chữ
ASCII. Do đó, nhóm Viet-Std đã đề nghị một bộ chữ Việt 8-bit có tên Anh ngữ là
VIetnamese
Standard
Code for
Information
Interchange, gọi tắt là
VISCII
để phân biệt với các bộ chữ khác. Bộ chữ Việt VISCII vận hành giống như
bộ chữ ASCII, cho nên dân tộc Việt Nam có thể sử dụng tất cả thành quả kỹ thuật
điện toán của thế giới mà không phải đầu tư nhân lực và tài nguyên vào việc
biến đổi những nhu liệu đã có của thế giới cho phù hợp với chữ Việt. Ngoài ra
để giúp cho việc truyền đạt chữ Việt trong môi trường 7-bit, nhóm Viet-Std cũng
đề nghị một tiêu chuẩn 7-bit mang tên là Quy-tắc Đọc-Được-Trong-Ngoặc (
Vietnamese
Quoted-
Readable Specification) hay gọi tắt là VIQR.
(2) vận động với tổ chức Unicode
Consortium và Viện Định Chuẩn Quốc Tế ISO để toàn bộ chữ Việt được mã hóa theo
kiến trúc rời (precomposed character) trong bộ mã quốc tế 16-bit và 32-bit.
1) Viet-Std
Cả hai nhóm Viet-Std và TriChlor Software hoan nghinh tất cả các chuyên viên
điện toán tham gia vào công cuộc tiêu chuẩn hóa và phát triển nhu liệu Việt Nam.
1212 Somerset Dr., San Jose, CA 95132, USA.
Email: Viet-Std@Haydn.Stanford.EDU.
3388 Burgundy Dr., San Jose, CA 95132, USA.
Email: TriChlor@Haydn.Stanford.EDU (2).
Nhóm Nghiên Cứu Tiêu Chuẩn Tiếng Việt
California, November 1992
(2) The up-to-date email is: trichlor@netcom.com
(2) The up-to-date ftp site is: ftp://ftp.monash.edu.au/pub/vietnam/
(3) The up-to-date email is: winvnkey@gmail.com